Không lâu, chỉ vài giờ đồng hồ là có thể lòng vòng hết khu phố cổ này…
Đến Hội An, ai cũng cùng cảm nhận, con người nơi đây tốt bụng, thân thiện và đáng yêu làm sao. Đó là nụ cười tươi nồng hậu niềm nở đón khách. Nhiệt thành hơn khi thấy khách có vẻ lạ lẫm, những người "chủ nhà" lại chủ động bắt chuyện.
Đơn cử như con tò he đất nho nhỏ chỉ vài ngàn đồng thôi mà người bán hàng cũng nhiệt tình hết sức. Trước khi mua, người bán hàng giải thích, dặn dò rất chi li, cặn kẽ về những con tò he đất này, nhất là cách thổi ra thanh âm nghe là thích. Vì thế, khách ghé vào là đều không ngần ngại móc túi ra ít tiền mua một vài con tò he đất.
Đó như là bức tranh gam màu ký ức thời gian ở đêm phố Hội. Và phố Hội không còn là mình khi một ngày nào đó mất đi nếu những hình ảnh đời thường này. Cứ như thế, tò he đất tự bao giờ làm nên hồn phố cổ Hội An yên bình, mến khách…và thường nhật đêm qua đêm.
Với nụ cười thân thiện, phúc hậu và có điểm gì rất là Hội An, cụ Xong từng trở thành “người mẫu” bất đắc dĩ cho nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Chân dụng cụ đã được chọn làm ảnh bìa cho một quyển sách nổi tiếng của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle.
Như chia sẻ, mỗi chuyến đò khách tham quan phố cổ kiếm được tầm 50.000-100.000 đ. Nhưng với cụ, đó như là niềm vui tuổi già, không gì hơn.“Mai này không còn sức chèo nữa sẽ thấy nhớ lắm, nhớ ghe, nhớ sông, nhớ tiếng nói cười…”-cụ ngậm ngùi.
Có người may mắn sinh ra có mẹ có ba, cũng có người sinh ra cõi đời này đã mang phận mồ côi, nhưng ở cái phố cổ nhỏ xíu này, họ đã nương tựa nhau sống qua ngày bằng cái nghề của ông cha bao đời để lại. Dần dà, cái nghề bám níu ở họ như cái nghiệp mưu sinh giữa cuộc sống xô bồ.
Cứ thế thời gian dân trôi. Dòng Hoài giang vẫn thế cứ chảy. Phố Hội Chùa Cầu vẫn nét cổ kính soi mình bóng nước. Và vẫn là những hình ảnh đẹp yên bình của những con người Hội An nồng hậu, chân chất và hiền hoà.
Chính cuộc sống nơi đây đã làm nên một “tố chất” mang tên Hội An, sâu lắng lạ… từ cuộc sống bình dị của những con người phố Hội. Để rồi một ai đã một lần về với phố Hội chùa Cầu vang mãi câu ca:
“Ai qua phố Hội chùa Cầu;
Để thương để nhớ để sầu cho ai;
Để sầu cho khách vãng lai,
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.”
Mời độc giả theo dõi kỳ cuối của loạt bài "Di sản trong tay..." trênTintuc.vn vào 9h sáng ngày thứ Năm, 23/9.
Nguồn tin: tintuc.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn