//

Ngày đầu làm công dân phố cổ Hội An (kỳ 2): Chút xưa hồn cổ

Thứ ba - 06/10/2015 09:06

Không sôi động và hào nhoáng như các phố thị khác, Hội An mang trong mình nét cổ kính, phong thái trầm lặng như chính những người dân nơi đây.

Không mất thời gian, chỉ dăm bước chân thênh thang khi phố lên đèn là đủ, không nhiều!

Đêm đông...! Gió từ biển mang hơi thổi vào càng thêm lạnh buốt, tê tái. Xuôi bước men dọc đôi bờ sông Hoài, lòng vướng bận bởi những tiếng lõm bõm đôi ba câu tiếng Anh “bồi” lắp bắp ở đâu đấy văng vẳng.

ky 2 (7)
Phố cổ Hội An soi mình bóng nước sông Hoài về đêm thật lung linh. Ảnh: Anh Cường.

Với bác xe ôm đêm, cô hàng nước, hay chị lao công,… đó là những thanh âm “xã giao” quá đỗi đời thường ở con phố cổ nho nhỏ này. Chỉ dăm ba câu thôi, không nhiều nhưng là “cần câu cơm” tự bao đời nay.

ky 2 (8)
Hội An - phố không động cơ - luôn để lại những ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Ảnh: Anh Cường.

Những con người ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, đến từ nhiều nơi dù là già hay trẻ, nam hay nữ với những chú tò he hay hoa đăng, hàng chè hay cao lầu, trên bờ hay dưới sống,… đều hòa chung một cuộc sống san sẻ.

Chỉ vài đồng bạc lẻ “đổi” chú tò he đất ngộ nghĩnh, lẵng hoa đăng màu nhiệm là thả thê lân la hiểu về văn hóa buôn bán “Tây phương hóa” nơi đây. Vì chưa sành sỏi nên khi chào khách, họ dùng kèm theo ngôn ngữ ở hình thể.

ky 2 (6)
Chèo đò du lịch trên sông Hoài đã từ lâu trở thành nét văn hóa khi đến Hội An. Ảnh: Anh Cường.

Đã nhiều lần đến với Hội An, hình ảnh các cụ lom khom, các em nhỏ lon ton tay trong tay bê nia tò he đất hay bưng mủng hoa đăng mời mọc khách như đã mặc định trong tâm trí. Tiếng thỏ thẻ, tiếng ron rót thưa dần về màn đêm.

Vừa ngồi vừa đang cố rêu rao mời khách qua đường bằng những từ tiếng Anh “đặc”, ngọng ngịu, chớt chớt, nơ nớ mà chúng mới học được từ các chú xe ôm hay các cô, các chị bán quầy hàng lưu niệm.

ky 2 (1)
Những khuôn mặt hồn nhiên của các em nhỏ bán hoa đăng bên góc phố Hội An. Ảnh: Anh Cường.

Tuổi các em chỉ tầm 10 tuổi nhưng đã có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy. Tay nâng ngọn đèn hoa đăng, ánh mắt nhìn vào du khách, miệng thưa thớt bằng những từ tiếng Anh rất ngắn gọn, cô đọng.

Một em bé tuổi chỉ mới lên 7, ngồi trong tư thế “thiền”, luôn nở nụ cười tươi mời khách bằng những câu nói còn bỡ ngỡ, sè sẹ.

ky 2 (2)

Chỉ có thế là nụ cười Hội An... Ảnh: Anh Cường.

Hay thường nhật ngày qua ngày, cứ đêm đêm, tại nơi này – bờ bắc sông Hoài, cạnh cầu chùa Cầu không xa – du khách lại thấy hình ảnh thân quen 2 chị em họ Đặng năm nay đã ngoài 80 tuổi bên nia tò he đất trên những dãy phố đông đúc rực đỏ ánh đèn lồng.

Hỏi về mình, về nghề, hai cụ chỉ biết mỉm cười. Trong nụ cười hiền, một cụ tâm sự rằng, đời cha đời mẹ đời ông đời bà bám sông mà sống nên cứ thế theo.

ky 2 (4)
Một con phố nhỏ yên bình trong lòng phố cổ Hội An. Ảnh: Anh Cường.

Dòng đời đưa đẩy, nghề bươm chải bến sông Hoài đã gắn trọn 50 năm với hai cụ. Ngày sống dưới chiếc ghe nhỏ, đêm đến lại lên bờ làm bạn với những chú con tò he đất, chuồn chuồn bay và ngắm ánh hoa đăng lung linh.

Nửa thế kỷ nay vẫn ròng rã ra sông Hoài dựng “túp lều lý tưởng” gắn trọn đời mình với những đêm trường thức trắng, cập nhật từng ngày từng giờ hương sắc mới phố cổ.  

ky 2 (5)
Hội An - điểm đến của những ai muốn thích tìm về hồn xưa phố cũ. Ảnh: Anh Cường.

Hỏi về nghề, hai cười tếu vừa thoăn thoắt rung những chú tò he trên tay dõng dạc nói trong niềm vui. Như lời, thuở xưa Hội An nhiều người theo những nghề như tò he, hoa đăng, chèo ghe, chuồn chuồn bay,…nhưng nay chỉ rơi rớt vài người.

Chưa dứt lời, một bác xe ôm tiếp chuyện, ngày trước, bến cảng sông Cổ Cò (sông Hoài) luôn tấp nập tàu ghe thuyền ra vào. Khi ấy, con sông này nước sâu và trong, không đục như giờ. Cuộc sống xưa và nay thay đổi nhiều.

ky 2 (3)
Cảnh đánh bắt trên sông Hoài... Ảnh: Anh Cường.

Dường như càng hiện đại bao nhiêu người ta lại vô tình quên đi những cái nhỏ nhoi, bình dị như con tò hè đất. May nhờ các cụ, tò he đất – hồn phố Hội – được lưu giữ.” – bác xe ôm trăn trở.

Phố về khuya, thêm bước chân lả lướt “lạc” vào ký ức. Đâu đấy trên từng con phố nhỏ, những đôi quanh gánh lọ mọ gom tất cả chuẩn bị “tan ngày”quẩy gánh đi về với bao nỗi niềm.

anh3
Cụ già bán tò hè đất, hoa đăng làm nên một phần hồn phố. Ảnh: Anh Cường.

Không phân biệt tuổi tác hay ngành nghề, hoàn cảnh xuất thân, bất kể là ai, hễ làm gì, dẫu đến từ đâu nhưng trong họ luôn cùng chung “ơn trọng nghĩa dày” với mảnh đất nơi “chôn nhau cắt rốn” này.

Thời gian càng trôi vê khuya mỗi lúc lạnh hơn. Gió từ sông Hoài thổi lồng vào người mang theo những thổn thức, âu lo. Bóng người thưa thớt trong sương khuya lạnh giá.

ky (1)
Hội An luôn chất chứa trong mình những nét xưa đáng quý. Ảnh: Anh Cường.
Đi trước, về sau dường như là lối mòn trên con đường mưu sinh. Đó là bức tranh gam màu ký ức thời gian về đêm chỉ có phố cổ Hội An.

Và cứ như thế, những nghề này tự làm nên một hồn phố yên bình, mến khách và níu bước chân bao người!

Mời độc giả đón đọc loạt bài kỳ 3: "Những "sứ giả văn hóa"du lịch" trênTintuc.vn vào lúc 9h, thứ hai, ngày 21/9.

Nguồn tin: tintuc.vn


 

 Từ khóa: hào nhoáng, phong thái
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn