Từ lâu đời với người dân Hội An “Tét, tổ, nổ, in” là 4 loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ, tết. Ở Hội An không những người Việt làm được loại bánh tổ này mà người Hoa cũng làm được.
Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII một số thương nhân, thợ thủ công, quan lại từ các tỉnh vùng Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam) đã lần lượt đến định cư, buôn bán ở Hội An.
Được thưởng thức món ăn vặt trong tiết trời lành lạnh này thật thích!
Không ít người Đà Nẵng, Quảng Nam, mỗi khi về Hội An đều ghé làng rau Trà Quế “rinh” về các loại rau, để dành ăn dần...
Những năm gần đây tại đảo Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), rau rừng trở thành món ăn đặc sản dành cho du khách. Không chỉ ăn tại chỗ, du khách còn mua về làm quà.
Nếu như phố cổ Hội An cổ kính, tĩnh lặng với các di tích, đình chùa, hội quán, những con phố hẹp… thì khu du lịch biển cách trung tâm phố cổ không xa lại hấp dẫn du khách với cảnh trí thiên tạo hoang sơ, trong lành và những đặc sản rất ngon.
Thực khách bắt đầu có cảm giác khoan khoái khi được nhìn cách bày biện món bún hấp dẫn trên chiếc bàn nhựa nhỏ dọc lối đi trong quán nhỏ.
Những ai sống vùng ven biển Hội An (Quảng Nam) không lạ gì với loài cá có tên gọi ngộ nghĩnh “cá cu” (có nơi gọi là cá bè, hay bè cu). Cá cu thịt nhiều, trắng và rất thơm ngon.
Hoành thánh, một món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, cũng là một món ăn truyền thống và quen thuộc gắn với đời sống của người dân Hội An từ bao lâu nay. Hoành thánh có nhiều cách thức chế biến với nhiều hình thức khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh nước, hoành thánh mỳ … Hoành thánh Hội An mang hương vị và phong cách đặc trưng của phố Hội, của miền đất Quảng thân thương có thể làm vừa lòng những thực khách khó tính nhất.
Bánh su sê còn có tên gọi là bánh phu thê. Bánh có màu vàng nhạt, dẻo, vị ngọt và thơm. Bánh được bao bởi một lớp lá chuối giống như bánh ít lá gai.
Bánh in bột đậu xanh ở Hội An (gọi tắt là bánh đậu xanh) có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại. Trong những lần vua Minh Mạng tuần du vào Quảng Nam, cư dân ở đây đã dâng tiến loại bánh đậu xanh thượng hạng ở phố Hội An để ngài ngự dụng. Đại Nam nhất thống chí, quyển II, tập VII, trang 397 nghi: “Bánh đậu xanh sản ở Hội An là nn nhất”.
Bên cạnh những món ăn bình dân như: bánh đập, bánh cuốn, bánh bèo... Hội An còn nổi tiếng với một món ăn dân dã, đó là chè bắp. Ở Hội An, chè (cháo có đường) được bán khắp nơi, từ những trục đường chính, cho đến những con đường xa xôi hẻo lánh ở các vùng quê. Chè ở đây được chế biến một cách tinh tế, phong phú về chủng loại: chè đậu đen, chè đậu xanh, chè đậu ván, chè thưng, chè tàu xá, chè trôi nước..
Các loại chè ngọt ở Hội An khá phong phú, mùa nắng thì có chè đậu ván, chè đậu đen, chè thưng, chè thập cẩm, chè bắp, chè chuối, mùa mưa thì có các loại chè đặc nấu bằng đậu ván, đậu đỏ, đậu đen, khoai môn, nếp, chè bột báng v.v... Trong những loại chè này có một loại chè vừa ngọt vừa mặn đó là chè trôi nước. Trước đây chè trôi nước là một vật phẩm của một số gia đình Hoa kiều và Minh Hương dùng để cúng vào dịp Thanh minh, Đông chí, sau đó phổ biến thành món ăn nn miệng của cư dân Hội An, đặc biệt là ở khu vực trung tâm phố thị.
Năm nào cũng vậy, bắt đầu từ những ngày đầu tháng 5 âm lịch, tại Hội An nhà nhà rộn ràng bước vào mùa làm bánh ú tro. Cùng với những món ăn khác, bánh ú tro đã góp phần minh chứng cho câu nói “Hội An trăm vật trăm ngon”.
TÔM hữu (hay còn gọi tam hữu) là món đơn giản, dễ làm, ngon, bổ, rẻ và hàm chứa nhiều ý nghĩa cho một bữa tiệc thết đãi bạn bè lâu ngày gặp lại. “Vào bếp” cùng đầu bếp Lê Văn Hải (khách sạn Hội An) sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị cho món ăn đầy ý nghĩa này.