Tối qua 18.3, tại phố cổ Hội An, hàng nghìn du khách cùng các nghệ sĩ tham gia Liên hoan và Hội thi hợp xướng quốc tế lần thứ I, tổ chức tại Hội An đã cùng tham gia “Giờ Trái đất”, kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ hành tinh xanh trước sự biết biển đổi khí hậu. Trong Giờ Trái đất, mọi người đã dành thời gian tưởng niệm nạn nhân vụ động đất và sóng thần tại Nhật Bản. Cũng trong tối qua, sông Hoài rực rỡ bởi hàng vạn hoa đăng.
“Luôn ở bên các bạn!”, “Các bạn Nhật can đảm! Hãy cố gắng lên! Chúng tôi luôn ở bên các bạn!”, “Tin tưởng sẽ vượt qua, tương lai luôn tươi sáng” là những thông điệp viết kín trên ba tấm vải lớn chiều dài 2 mét, chiều rộng 1,5 mét. Cuộc vận động chuyển tin nhắn, lời động viên tới những người dân Nhật Bản đang chịu hậu quả từ thảm họa động đất, sóng thần đã thu hút hàng trăm người có mặt tại khu vực chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) ngày 18-3 vừa qua.
Hội An là niềm tự hào của người dân Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung. Hiện nay, việc quản lý, khai thác và bảo tồn Di sản thế giới này một cách bền vững, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, xã hội đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy thành phố Hội An, để hiểu rõ hơn về vấn đề này...
Lượng khách sụt giảm cộng thêm những khó khăn khách quan khiến ngành du lịch phải “quan tâm” nhiều hơn đến những giải pháp hữu hiệu nhằm “kéo” du khách. Hội nghị tìm hướng đi mới cho ngành du lịch Quảng Nam trong năm nay vừa được Hiệp hội Du lịch Quảng Nam tổ chức đã gợi mở nhiều vấn đề thú vị.
Cùng với sự phát triển của đô thị, khoảng không gian xanh đang dần bị thay thế bằng những khối bê tông. Sự phát triển của giao thông với đủ loại ô nhiễm, đã khiến cho chất lượng sống của con người xuống thấp tới mức báo động. Khi các đô thị khác còn đang loay hoay giữa việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản với giữ gìn cho được môi trường sinh thái, cải thiện chất lượng sống người dân, thì Hội An bước đầu đã có những giải pháp thật ấn tượng.
Hàng trăm thanh niên vùng cát Cẩm Hà (Hội An) vui mừng sau mùa hoa cây cảnh được giá. Nhiều mô hình thanh niên lập nghiệp hoạt động hiệu quả cũng xuất phát từ sức trẻ ở đây.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1961 tại thị xã Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), thị xã Hội An và thị xã Thanh Hóa đã tổ chức kết nghĩa.
Những ngày cuối năm 2010, tôi may mắn gặp những chiến sĩ Đặc công nước đầu tiên trên chiến trường Quảng Đà, được nghe họ kể và cung cấp nhiều hình ảnh quý về trận đánh chìm 4 hải thuyền trên sông Hội An năm nào.
Cách đất liền chừng hơn 10 hải lý, xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) như bức tường thành che chắn bão dông cho phố cổ Hội An. Ở nơi “đầu sóng, ngọn gió” ấy, đảng bộ, nhân dân xã Tân Hiệp đã sát cánh cùng cán bộ, chiến sĩ Phân đội 70 (Bộ CHQS Quảng Nam) chung tay xây dựng và bảo vệ đảo quê hương. Mối tình đoàn kết quân dân đẹp như khúc tình ca mùa xuân giữa trùng khơi…
Trong màn sương lãng đãng, phố cổ Hội An hiện ra như bức tranh bình dị mà sâu lắng. Rêu nảy lộc trên từng ngõ phố, bật mầm trên từng mái ngói cũ xưa gieo nhớ thương, neo lòng du khách trong khoảnh khắc mùa xuân đang về.
Ở Quảng Nam, vùng nước chè hai (nước lợ, nơi giao thoa giữa sông và biển) Cửa Đại, Hội An là vùng "đất lành" của biết bao loài thủy sản, trong đó có những loài mà cuộc đời của chúng là những câu chuyện đầy ngạc nhiên.
Một nhà khảo cổ học người Nhật đã bỏ ra ba năm để học tiếng Việt và 17 năm nghiên cứu về đô thị cổ Hội An. Vượt qua những rào cản ngôn ngữ, công trình của ông được viết bằng một thứ tiếng Việt chỉn chu, đầy tính chuyên ngành đã công bố tại Việt Nam. Ông là GS.TS Kikuchi Seiichi, đại học nữ Shouwa (Chiêu Hoà), tác giả cuốn nghiên cứu đô thị cổ Hội An dày 322 trang, do NXB Thế Giới phát hành trong năm qua. Sài Gòn Tiếp Thị có cuộc trao đổi với ông qua email.
Thực ra mà nói, Hội An không có cái gọi là làng hoa Cẩm Hà hay làng rau Trà Quế như cách người Bắc gọi về làng nghề của mình như làng hoa Ngọc Hà mà người Hà Nội vẫn bồi hồi khi nghĩ về.
Chỉ khi nhớ về Hội An, tôi mới thấy được tất cả cái thế giới kỷ niệm trong veo, tâm hồn trong sáng. Phải chăng vì Hội An bao giờ cũng trong lành?
Chàng sinh viên trẻ Nguyễn Thành Phi, chủ nhân 2 giải thưởng sáng tạo khoa học trong nước và quốc tế, đã từng nảy sinh ý tưởng sáng tạo rất nghiêm túc từ… dòng chảy ô nhiễm tại Chùa Cầu.