Ấn Độ được biết đến là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời với nền văn minh rực rỡ bên dòng sông Hằng, cùng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đại diện nhân loại. Trong đó, những di sản văn hóa phi vật thể như: âm nhạc, các điệu múa truyền thống và đặc biệt là Yoga - Hệ thống khoa học về tập luyện thể chất và tinh thần đã góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa khổng lồ của nền văn minh nhân loại.
Ngày 22, 23, 24 và 25/8/2024, Thành phố Hội An lần đầu tiên phối hợp cùng Arabesque Vietnam tổ chức vở diễn “Rơm" trên cánh đồng lúa chín, tôn vinh vẻ đẹp bình dị hiền hòa của làng quê Hội An vào mùa gặt hái, thông qua âm nhạc dân gian kết hợp cùng nghệ thuật múa đương đại đẳng cấp quốc tế dưới bàn tay dàn dựng của Đạo diễn, Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Tấn Lộc và Giám đốc âm nhạc Đức Trí.
Sự kiện “Giao lưu Văn hóa Hội An-Nhật Bản” được tổ chức định kỳ vào tháng 8 hàng năm tại thành phố Hội An nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị và mở rộng hợp tác giữa Hội An-Nhật Bản, quảng bá di sản văn hóa thế giới Hội An đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Festival biển “Hội An - Cảm xúc mùa hè” là sự kiện thường niên được tổ chức tại Hội An đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho nhân dân và du khách nhiều năm qua. Một trong những nét đặc biệt của Festival biển Hội An là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa biển đảo và di sản văn hóa truyền thống ở nơi này. Các hoạt động diễn ra sôi nổi và rộng khắp tại các bãi biển Cửa Đại, An Bàng, Tân Thành và đảo Cù Lao Chàm vừa mang tính năng động, trẻ trung, giàu sức sống nhưng cũng đề cao văn hóa bản địa đặc trưng.
Ngày 31/10/2023, Hội An đã chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian. Đây được xem là một trong những thành quả quan trọng trong quá trình phát triển lịch sử, văn hóa, xã hội của thành phố.
Thời gian qua, thành phố Hội An đã ban hành các quyết định về việc phê duyệt thực hiện Đề án “Xây dựng làng quê - làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim giai đoạn 2021 - 2025”, Phương án “Khôi phục và phát triển du lịch tại làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim”, Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và hệ sinh thái tự nhiên tại làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim”, … cũng như tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, cải tạo cảnh quan, thúc đẩy đầu tư và phát triển dịch vụ, đào tạo về kiến thức và kỹ năng nghề cho người dân địa phương, khuyến khích các mô hình khởi nghiệp, tổ chức các hoạt động văn hóa, sự kiện - lễ hội tại địa phương.
Theo dòng chảy lịch sử-văn hóa Hội An, các nghề và làng nghề truyền thống được hình thành, phát triển và đã trở thành điểm sáng nổi bật, là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, xã hội tại Hội An. Tinh hoa nghề truyền thống Hội An được tích hợp qua hàng trăm năm, cộng thêm quá trình dung nạp có chọn lọc và sự sáng tạo không ngừng của người dân nơi đây đã tạo nên những sắc thái văn hóa làng nghề riêng biệt.
Từ xưa, nghệ nhân làng Kim Bồng đã vào Nam ra Bắc, với bàn tay khéo léo, tỉ mẩn cùng trí sáng tạo cũng như niềm yêu nghề, họ đã góp phần xây dựng các công trình kiến trúc bề thế cho triều đình nhà Nguyễn. Các ngôi nhà cổ đẹp tại phố cổ Hội An hiện nay cũng nhờ sự góp mặt của người thợ lành nghề Kim Bồng.
Trong tháng 5 và tháng 6 này, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức nhiều sự kiện văn hóa - du lịch hấp dẫn nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn, đáng nhớ.
Chương trình “Đêm Hội An tại Sakai” và sự có mặt trong “Lễ hội Việt Nam tại Osaka” hứa hẹn mang đến cho người dân Sakai, Osaka nói riêng và người dân Nhật Bản, du khách, cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản những hình ảnh về một Hội An xinh đẹp,
Nhằm mang đến không gian khám phá Tết Việt ý nghĩa, thú vị, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tìm hiểu nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân và du khách trong dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hội An phối hợp cùng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Trải nghiệm Tết Việt”; trong đó, hoạt động trọng tâm với tên gọi “Sắc thái văn hóa Hội An” sẽ diễn ra trong hai ngày Mồng 8 và 9 Tết (17 và 18/02/2024) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ Tết thiêng liêng trong đời sống văn hóa của người Việt. Đây là dịp để mỗi người hướng về nguồn cội, về những giá trị tinh thần vốn đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc ta.
Sáng ngày 23 tháng Chạp (ngày 2/2/2024), Bảo tàng DTHVN tổ chức chương trình Trải nghiệm Tết Việt với các hoạt động trình diễn: dựng cây nêu, gói bánh chưng, luộc bánh trong bếp truyền thống, in tranh Đông Hồ, viết thư pháp, chơi các trò chơi dân gian gắn với Tết của một số dân tộc,... Các bạn trẻ từ nhiều trường và các nhóm gia đình đã đăng ký tham gia chương trình trải nghiệm này. Chương trình có sự tham gia của các nghệ nhân dân gian và các tình nguyện viên là sinh viên của các trường ở Hà Nội. Hoạt động này là cơ hội cho các bạn trẻ được khám phá về Tết cổ truyền qua đa dạng hình thức trải nghiệm với các nghệ nhân dân gian đến từ Hội An, Bắc Ninh, Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm hướng tới chương trình Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An sẽ được tổ chức vào hai ngày mồng 8 và 9 Tết (17 và 18/2/2024).
Nhằm tạo không khí phấn khởi trong toàn thể bà con nông dân trước khi bước vào vụ mùa mới hứa hẹn đạt được một vụ mùa bội thu; Đây còn là dịp để những người nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng lúa nước làm sao để mùa vụ mới thu hoạch được sản lượng lúa cao hơn, chất lượng lúa tốt hơn, cũng như triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2023-2024 đạt kết quả. Đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của nghề truyền thống trồng lúa nước, động viên, khích lệ người nông dân nâng cao ý thức gìn giữ nét đẹp nghề truyền thống và phát huy nét văn hóa của dân tộc.