“Hành động nhằm cải thiện cảnh quan và vệ sinh môi trường (VSMT) khu ven biển An Bàng” là chủ đề của buổi hội thảo được tổ chức vào ngày 29/8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là chương trình sinh hoạt cộng đồng đầu tiên của Dự án Phát triển cộng đồng sinh thái, nhằm gắn kết chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường ở các bãi biển để phát triển du lịch, dịch vụ cộng đồng.
Nguyên tắc về tính chân xác trong tu bổ di tích tại phố cổ Hội An đang đứng trước nhiều mâu thuẫn. Vấn đề nan giải xuất phát từ vật liệu xây dựng.
Ngày 26/8/2011, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hội An đã tổ chức lễ phát động "Xây dựng Hội An - Thành phố du lịch không khói thuốc lá" tại Quảng trường Sông Hoài - Hội An.
Hội An hiện có 1.360 di tích nhà cổ ở trong và ngoài khu phố cổ, chủ yếu tập trung tại phường Cẩm Phô và Minh Phong.
Là sinh viên ngành kinh tế nhưng Nguyễn Thành Phi (lớp Kinh tế kiến trúc, khoa Kinh tế, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng) lại đam mê tìm tòi và nghiên cứu về môi trường với những ý tưởng xanh hữu ích. Chính niềm đam mê ấy đã giúp Phi giành nhiều giải thưởng khoa học sáng tạo trẻ trong nước và quốc tế.
Mỗi khi xây dựng một ngôi nhà, bất cứ người Nhật nào cũng đều phải tính đến việc tận dụng vật liệu địa phương, tái tạo nước sinh hoạt, cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường. Ở Việt Nam cũng đang có những ngôi nhà Nhật như thế do KTS Nhật thiết kế...
Thuyền buồm có mặt tại các bến cảng xứ Quảng, Đàng Trong khá sớm. Tư liệu thư tịch cho biết, từ thời Champa (thế kỷ II - XV) thuyền buồm các nước Trung Cận đông, ấn Độ, Trung Hoa, Nam Dương...đã từng ghé lại Lâm ấp phố của Chămpa nằm ở bên trong Cù Lao Chàm thuộc Hội An ngày nay để buôn bán, trao đổi hàng hoá, sản vật.
Đội biệt động Hội An đã làm nên những kỳ tích trong công cuộc chống Mỹ cứu nước dưới sự hậu thuẫn, đồng lòng giữa quân và dân phố cổ…
Lịch sử của Hội An là một chuỗi dài liên kết các thời kỳ tiếp biến văn hóa, trong đó vào thời kỳ đầu thế kỷ XIX đã diễn ra quá trình tiếp biến văn hóa phương Tây khá sâu rộng trong văn hóa Hội An từ di tích kiến trúc đến nghề truyền thống, ngôn ngữ, nghệ thuật... Năm 1885, lúc người Pháp đặt ách đô hộ trên toàn cõi Việt Nam là lúc Hội An vẫn còn là một đô thị buôn bán của tỉnh Quảng Nam.
Ngày 3/8, Đoàn đại biểu cấp cao Thông tấn xã Campuchia (AKP) do ông Ouk Kimseng, Phó Tổng giám đốc AKP dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Hội An, Quảng Nam.
Cù Lao Chàm nổi tiếng với nhiều loại đặc sản như rau rừng, cua đá, ốc vú nàng… Những năm gần đây, lượng du khách đến với Cù Lao Chàm ngày càng đông đã gây áp lực lên các món đặc sản này.
Những hình ảnh mưu sinh thường nhật của nhiều người dân phố Hội khiến chúng ta không khỏi nao lòng.
Ngày 1/7/2011, Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Kim đã phối hợp với Ban quản lý Di tích chùa Kim Bửu tổ chức trang trọng lễ đón nhận bằng di tích cấp Tỉnh với sự tham dự của đông đảo nhân dân và Phật tử.
Ba mươi năm qua, cán bộ, công nhân viên Điện lực Hội An luôn đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vừa qua, tại Trường Đại học Phan Châu Trinh (Hội An, Quảng Nam) đã diễn ra buổi tọa đàm về biển đảo Việt Nam. Buổi tọa đàm thu hút hầu hết cán bộ giảng viên và sinh viên nhà trường tới dự. Trong buổi tọa đàm, ông Bùi Văn Tiếng, Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban tổ chức thành phố Đà Nẵng đã trình bày những vấn đề thời sự về chủ quyền của biển đảo Việt Nam. Ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh: “Người Việt Nam không được phép tê liệt ý thức về chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bởi vì còn nhớ là không mất”.