15:36 22/02/2019
Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, chùa Ông ở làng Minh Hương, TP Hội An lại đông đúc hơn bao giờ hết. Như một tục lệ quá quen thuộc của người dân, hàng ngàn người không quản ngại đường xa, mệt nhọc đứng xếp hàng từ tờ mờ sáng để chờ được vào chùa Ông xin lộc. Chùa Ông còn được gọi là Quan Công miếu, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ) luôn được thần dân kính trọng vì đức độ song toàn nên được tôn vinh như bậc thánh đế. Ngày xưa, chùa Ông được hình thành trên nền tảng chủ yếu về nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và được duy trì cho đến hôm nay. Vì vậy, mỗi năm đúng dịp Tết Nguyên Tiêu, người dân từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam lại về chùa xin lộc.
14:06 10/07/2018
Được thành lập vào năm 1968, bằngtài năng và sự tập luyện không ngừng nghỉ,dàn hợp xướng nam Philadelphia đã nhanh chóngtrở nên nổi tiếng với những chuyến lưu diễn trên phạm vi toàn cầu và được những người hâm mộ ưu ái gọi là "những đại sứ thanh nhạc của Hoa Kỳ".
08:20 22/05/2018
UBND TP Hội An (Quảng Nam) vừa cho biết, dự án “Lập kế hoạch tổng thể cho xe đạp và chương trình chia sẻ xe đạp miễn phí/chi phí thấp tại TP Hội An” (từ đây gọi là Dự án) đã được Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ) bình chọn để trao giải thưởng “Giao thông đô thị toàn cầu”. Lễ trao giải dự kiến sẽ diễn ra tại TP Leipzig (CHLB Đức) từ ngày 22.5 đến 25.5.
14:53 27/09/2017
Có một gia đình trong phố cổ Hội An luôn sẵn lòng mở rộng cánh cửa để du khách đến tham quan, tìm hiểu cổ vật. Đó là nhà ông Diệp GiaTùng, (tên thường gọi là ông Sùng), ở số 80, đường Nguyễn Thái Học, phường Minh An.
09:36 19/06/2017
Người Pháp đã để lại một kiểu thức kiến trúc ở Việt Nam, mà phổ biến là phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa (còn gọi là phong cách Pháp thời Đông Dương) - kéo dài cả thế kỷ (từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20). Bên cạnh những di tích kiến trúc ở Hà Nội, Sài Gòn thì ở Đà Nẵng, Hội An các di tích kiến trúc mang phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cũng đã tô điểm thêm những nét đặc sắc của thẩm mỹ cảnh quan đô thị.
08:32 24/11/2015
Mỗi lần đến Hội An (Quảng Nam), tôi cũng tìm đến gánh xí mà (chè mè đen, hay còn gọi là chí mà phù) của cụ ông Ngô Thiếu.
10:16 20/11/2015
Trung tâm nghệ thuật xứ Đàng Trong, dự kiến sẽ khai trương vào đầu tuần tới, nhân Ngày di sản Việt Nam (23.11), tại nhà cổ số 9 Nguyễn Thái Học, phường Minh An, Hội An, hay còn gọi là nhà cổ Phi Yến.
08:34 18/05/2015
Chùa Bà Mụ, hay còn gọi là miếu (cung) Cẩm Hà - Hải Bình, Hội quán Triều Châu và Lai Viễn Kiều (Chùa Cầu) là những di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt trong quần thể di tích Đô thị cổ Hội An. Và Hội An đang tìm cách bảo tồn, gìn giữ 3 kiến trúc được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp công nhận là những công trình kiến trúc đẹp nhất Việt Nam vào những năm 1930 này.
14:46 26/06/2013
Không phải bỗng dưng Hội An đã được Tạp chí du lịch Mỹ Conde Nast Traveler gọi là “thiên đường du lịch của châu Á”, Tạp chí Wanderlust (Anh) bình chọn là “thành phố được yêu thích thế giới” và Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á.
16:25 21/12/2010
Trên Tạp chí “Văn hoá Quảng Nam” số ra tháng 6.2006 có bài “ Mắt cửa- Biểu trưng của hồn phố Hội An” của tác giả Trần Ánh. Nội dung trong này người đọc tìm được nhiều số liệu vững vàng, chi tiết thú vị về một chi tiết kiến trúc có nội hàm giá trị văn hoá phi vật thể hiếm có trên đất di sản. Vài năm gần đây, nhiều nhà văn hoá cũng lưu tâm đến “Mắt cửa Hội An” và tìm cách giải thích hiện tượng có tính khu biệt của nó trên cơ sở văn hoá, tập quán, tín ngưỡng người Chăm, Việt, Hoa, Nhật – những dân tộc từng sinh sống, dựng phố lập phường trên vùng đất này. Tuy vậy cho đến nay hầu như chưa có công trình khảo cứu nào đủ cơ sở khẳng định ý nghĩa của nó trong đời sống văn hoá tâm linh của người dân Hội An nói riêng và người Việt nói chung…
07:56 21/12/2010
Mỗi ngôi nhà cổ Hội An là một cá thể nổi bật trong quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ nên rất dễ ấn tượng rằng, mỗi hạt nhân cơ bản của quần thể này là một "bảo tàng sống". Bởi, từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn sống cuộc sống đời thường ngay trong lòng khu phố, họ gắn bó máu thịt từng công trình kiến trúc cổ với lối sống văn hóa đặc trưng của vùng đất mình.