//

Hát tuồng Hội An- Nét văn hóa cổ truyền được hồi sinh nhờ du lịch

Thứ năm - 06/10/2022 07:20

1.Hát bội, còn gọi là hát bộ hay hát tuồng. Đây là một loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trên cơ sở ca, múa, nhạc có từ lâu đời. Các nhân vật trong hát tuồng đều có những hành động xung đột, đấu tranh gây gắt…Và chính vì thế, ngày xưa nghệ thuật hát bội đã đóng vai trò quan trọng trong việc giáo huấn, răng dạy con người sống theo lẽ phải, luân thường đạo lý, mang tính giáo dục cao.

Hát bội từng là loại hình nghệ thuật dân gian rất được lòng người Hội An trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Sân khấu biểu diễn là nơi những người lao động chất phát hóa thân thành những nhân vật huyền thoại trong cổ tích, truyền thuyết và mang tính văn hóa ứng xử tốt đẹp. Từ những nhân vật trình diễn, đã để lại những bài học về đạo lý làm người, để soi rọi cho bản thân mỗi người phấn đấu sống tốt hơn.
 z3777249583498 9618d871624e3e8e5ed3f153659e5724
( Ảnh minh họa: Di sản Hội An)
 
2. Đặc điểm để nhận biết hát bội với các môn khác là chỉ cần nhìn vào trang phục, trang sức và trang điểm trên gương mặt. Cách trang điểm của các nghệ sĩ hát bội vô cùng cầu kỳ, đến trang phục hay hành động đều được quy định rõ ràng.
 
Khuôn mặt được hóa trang cầu kì, chi tiết và phải theo đúng tiêu chí đặt ra. Phần mặt màu đỏ son chỉ người anh hùng, nghĩa trung, đạo đức. Phần mặt nạ màu trắng mốc là kẻ xấu, gian thần, du nịnh. Màu đen là người chất phát, bộc trực, nóng nảy. Mùa xám nhạt là người có tuổi, màu xanh chỉ người mưu mô xảo quyệt hay ma quỷ…Phục trang của nhân vật tuồng bao gồm áo giáp, áo thụng, đai lưng. Đạo cụ là kiếm, đao, cờ, quạt, roi…
 
3.Tại Hội An cũng như nhiều nơi khác, do sự thay đổi và phát triển của thời đại, nghệ thuật hát bội dần già trở nên mờ nhạt trong đời sống tinh thần của nhân dân. Sớm nhận ra điều này, thành phố Hội An, cụ thể là trung tâm VH-TT,TT&TH Hội An đã có sự quan tâm, đầu tư kịp thời về kinh phí, con người, chế độ đãi ngộ, vinh danh…Hội An còn chú trọng tôn vinh các nghệ nhân, nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho hoạt động biểu diễn tuồng trên địa bàn thành phố và cố gắng tìm giải pháp để làm sống lại bộ môn nghệ thuật văn hóa dân gian cổ truyền.
 
Đến nay, hát bội là hoạt động diễn ra thường trực trong đêm phố cổ 14 âm lịch hàng tháng tại số 28 Lê Lợi (Di tích đình Hội An), và biểu diễn trong những dịp lễ hội, sự kiện diễn ra.Từ đó, góp phần giữ gìn và phát triển một loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian lâu đời, đồng thời quảng bá hình ảnh Hội An giàu bản sắc văn hóa đến bạn bè trong nước và thế giới.
 
z3777265267760 4b73fce4668b55599dd095ce7038722d
(Hát bội Hội An đến nay vẫn đang được giữ gìn, bảo tồn)
 
4. Mới đây, Quảng Nam có 3 nghệ nhân được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú, trong đó có 2 người ở Hội An là ông Lê Phú Hải (Thanh Hà, Hội An) được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú ở loại hình di sản Nghệ thuật trình diễn dân gian và ông Đỗ Cường (Nguyên quán: xóm Trường Thọ, thôn Triêm Tây, xã Điện Phương, nay thường trú tại Thôn Bàu Ốc, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) được phong danh hiệu Nghệ nhân ưu tú loại hình di sản Tri thức dân gian. Trong bối cảnh Hội An đang hướng đến mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên hai lĩnh vực Thủ công mỹ nghệ và Văn nghệ dân gian, thì đây là kết quả mang  ý nghĩa quan trọng.
 
 
Tổ Sự kiện TTVH-TT&TT-TH Hội An

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn