//

Nguồn gốc Nghệ thuật diễn xướng dân gian Bài chòi

Thứ ba - 20/09/2022 05:46

Bài chòi là một trong những loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian tiêu biểu của người dân Hội An.Và đến nay, bộ môn nghệ thuật này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Bài chòi đã và đang được vận dụng để tạo nên một sản phẩm Văn hóa- Du lịch độc đáo cho du khách khi về tham quan Hội An.

 1. Thể lệ Trò chơi dân gian Bài Chòi
Hiểu theo cách đơn giản nhất, bài chòi là chơi bài ở trên những chiếc chòi nhỏ. Nó không chỉ dừng lại ở một trò chơi đơn thuần mà được nâng lên thành nghệ thuật diễn xướng, có người hô hát gọi là anh Hiệu chị Hiệu, giữ vai trò chính trong hội chơi.
 z3735436480568 b69563f56830d017acff85132e257a5e
Người tham gia trò chơi dân gian bài chòi cũng là dịp để thưởng thức những lời hát dân ca, ca dao, tục ngữ hoặc những câu hát đầy ngẫu hứng nhưng đầy logic với nội dung mang tính sáng tạo cao, mang lại niềm vui và sự hài hước, hóm hĩnh. Khi tham gia hội chơi, khán giả thử vận may của mình qua những thẻ cờ phát hành. Khi anh Hiệu và chị Hiệu xóc những thẻ cờ trong hộp cờ và hô hát ngẫu nhiên theo vần điệu. Trong mỗi bộ bài phát hành chắc chắn sẽ có một người trúng thưởng. Nếu may mắn là người thắng cuộc thì người tham gia sẽ được Ban tổ chức trao những phần quà lưu niệm.
 2.Nguồn gốc Bài chòi 
Cho đến nay vẫn chưa có nguồn văn bản hay tài liệu nào cho hay chính xác nguồn gốc của bộ môn bài chòi. Phần lớn căn cứ vào truyền thuyết dân gian, qua lời kể truyền miệng là chủ yếu.
Một trong những câu chuyện truyền miệng là vào khoảng đầu thế kỉ XVII, có nhiều thú rừng thường đến khu vực dân làng sinh sống để phá hoại mùa màng, quấy nhiễu cuộc sống dân lành. Để chống lại nạn thú dữ, người dân nảy ra một sáng kiến, dựng những chiếc chòi cao ở ven rừng. Trên mỗi chiếc chòi cắt cử người trực, hễ thấy thú dữ về phá hoại hoa màu thì đánh trống hô to để chúng sợ và quay về rừng.
 
Và trong quá trình ấy, họ nghĩ ra cách giao lưu bằng những câu hát, hò để giải khuây. Họ hô hát đối đáp từ chòi này sang chòi khác, dần dần gọi là hô hát bài chòi sau nâng lên thành nghệ thuật bài chòi.
 
Ngoài ra một số nhà chuyên môn còn cho rằng chính Đào Duy Từ (1572-1634) người Thanh Hóa, theo chúa Nguyễn vào Nam, dừng chân tại mảnh đất Bình Định, ông đã dựa theo mô hình chòi canh miền núi mà sáng tạo ra hội bài chòi.
z3735438337113 178f2cf96b2fef508a609e9fded41158
3.Bài chòi mang tính ước lệ tượng trưng 
Bài chòi thường diễn ra ở khu vực chợ hoặc nơi đông người. Những câu hát, dân ca trong bài chòi thường mang tính sáng tác tập thể. Đôi lúc trong hội chơi, chỉ cần những câu hát xoay quanh ý nghĩa của con bài, mang tính ẩn dụ, ví von trừu tượng, khiến người ta phải bật cười. Nào là những quân bài: Ba gà, bảy xưa, nhì nghèo, nhứt trò, nọc thượng…làm người ta liên tưởng đến tính phồn thực, ước muốn sinh sôi nảy nở của người xưa. Từ những tiếng gọi nôm na tinh nghịch, cho đến tiếng Nôm, tiếng Hán để tạo nên những tiếng cười giòn ton xua tan đi những mệt mỏi của những ngày lao động.
 z3735436579888 cdcf55a29f28db167e8aee112e3f25e1
Trải qua thời gian, hiện nay bài chòi thường được trình diễn trong dịp tết cổ truyền, đón năm mới. Và nếu đến du lịch Hội An thì quý khách tới  sân khấu khu vực gần cầu An Hội, để trải nghiệm nghệ thuật diễn xướng dân gian bài chòi diễn ra hàng đêm tại khu phố cổ.
 
Tổ Sự kện- TTVH -TT&TT-TH Hội An
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn