Di sản phố cổ Hội An là "một thực thể sống" với hai mặt giá trị cụ thể. Một bên là những giá trị văn hóa bề nổi đang được bổ sung, thay đổi thường xuyên nhằm đáp ứng với nhu cầu cần có của một thành phố du lịch. Một bên là cuộc sống thực của người dân phố Hội ngay trong lòng di sản...
Hầu như du khách nào khi đến với phố cổ Hội An cũng đã một lần biết đến bài chòi và nghe giọng hát của “anh hiệu phố cổ” Lương Đáng. Với sự hài hước, dí dỏm và lối hát biến hóa, sáng tạo, không ít người đã bị nghệ nhân Lương Đáng chinh phục ở ngay lần đầu tham gia hội bài chòi.
Rảo bước trên những con phố ở Hội An, lúc nào, tôi cũng cảm nhận được bầu không khí trong lành đến mát rượi, cảnh vật ở đây đủ khiến con người ta như lạc vào không gian của những câu chuyện cổ tích thời thơ ấu.
Tại làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) có đôi vợ chồng già có hơn 70 năm gắn liền với nghề trồng rau. Dù tuổi đã cao nhưng vợ chồng cụ ông Lê Sẻ (91 tuổi) và cụ bà Nguyễn Thị Lợi (84 tuổi) vẫn quanh năm bám đất, giữ nghề.
Kịp thời, chu đáo và đảm bảo các nhu yếu phẩm cho các hộ nghèo ăn Tết Ất Mùi là chủ trương của Đảng bộ và chính quyền Hội An từ thành phố đến các xã, phường.
Giữa nhịp chảy rất chậm của phố bên dòng sông Hoài, hẻm nhỏ là nơi thời gian và ký ức dường như dừng lại. Cứ thế, ngồn ngộn những tháng năm, những hoài nhớ gom góp trong hẻm nhỏ rêu xanh, mặc cho những tấp nập dưới ánh đèn phố thị ngoài kia.
Những câu chuyện về ẩm thực trăm năm phố cũ, với những mảng miếng lặng thầm góp phần làm nên giá trị văn hóa Hội An.
Ở Hội An, có rất nhiều tên tuổi trên lĩnh vực âm nhạc còn lưu dấu ấn trong lòng người mộ điệu. Bây giờ, khi phong trào văn nghệ với những gia đình âm nhạc bắt đầu rộ trở lại, người ta mới kịp để ý rằng, phố cổ đã và đang có rất nhiều tài tử…
Cụ Vương Hồng Sển, trong cuốn “Thú chơi sách” của mình, cho rằng “chơi sách là thú chơi phong lưu nhất trong mọi thú chơi”… Vậy nên ở vùng đất mà văn hóa làm nên cốt cách con người, thú chơi sách cùng niềm yêu mến sự đọc cũng hình thành từ đó.
Hội An, những ngày tháng cũ. Mấy ông đồ nho bày “mực tàu, giấy đỏ”, cho chữ người kẻ chợ. Nếp sinh hoạt ấy, bây giờ, chừng như đang rơi vào lãng quên…
Từ thông điệp vì người khuyết tật, cộng đồng doanh nghiệp ở TP.Hội An đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm góp phần thúc đẩy người khuyết tật hòa nhập và đồng hành phát triển.
Ông Nguyễn Sự có hơn 30 năm gắn bó với Hội An, dành nhiều tâm huyết để giữ gìn hồn phố cổ. Có thể đã có hàng trăm bài báo viết về ông, nhưng dịp Hội An kỷ niệm 15 năm được công nhận Di sản thế giới, chúng tôi vẫn không thể không tìm gặp ông.
Gánh nước thuê, một công việc không có trong "danh mục" nghề nghiệp. Vậy mà có một đôi vợ chồng gắn bó đến 50 năm với nghề này, lạ kỳ thay, đó cũng là một nét văn hóa không thể thiếu ở di sản văn hóa thế giới Hội An.
Phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm giúp thay đổi sinh kế cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ ngay trên đảo.
Ngày 23-5, tại Cù Lao Chàm, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức Hội thảo “Chặng đường phát triển 10 năm Khu bảo tồn biển và 5 năm Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Cù Lao Chàm, Hội An”.