16:02 01/02/2024
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng.
08:49 09/01/2024
Hội An là vùng đất hội tụ nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, hình thành lâu đời trong quá trình lao động sản xuất của cộng đồng cư dân bản địa. Các thể loại bài chòi, hát bội, hò vè, hát bả trạo… gần gũi và phổ biến trong đời sống người dân. Trong đó nghệ thuật hát bả trạo là một vốn quý đến nay vẫn còn được lưu truyền, thành phố Hội An đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn và phát triển.
08:37 09/01/2024
Nghệ thuật hát sắc bùa Hội An đã được “sân khấu hóa, hiện đại hóa” hài hòa, phù hợp cùng nhịp sống cư dân với hoạt động kinh tế thương nghiệp, buôn bán xưa và nay là một thành phố du lịch, tuy nhiên sắc bùa Hội An vẫn giữ được các yếu tố gốc của loại hình văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam.
07:23 26/04/2023
Mỳ Quảng vốn là món ăn có nhiều biến tấu. Về Hội An thưởng thức một bữa mỳ Quảng niêu để thấy được sự chuyển động không ngừng của ẩm thực qua sáng tạo, khát vọng gửi gắm của cư dân bản địa.
12:32 18/05/2022
Đình Cẩm Phô có lịch sử hình thành lâu đời, vào thế kỉ XV. Đây chính là di tích đình làng hình thành sớm nhất tại Hội An do cư dân làng Cẩm Phô xây dựng nên. Hội An là vùng đất thương nghiệp nhưng người dân vẫn giữ nét văn hóa truyền thống thờ tự Thành hoàng làng và sinh hoạt chính trị tại đình làng.
15:39 25/11/2019
Học sinh cúi đầu tiễn biệt đoàn xe tang đi qua; cất giữ dùm hơn 1,6 tỷ đồng khách để quên trong ô tô; đổi chai nhựa lấy bình thủy tinh… là những hình ảnh đẹp đầy xúc động mà cư dân Hội An đã truyền tải đến cộng đồng và du khách.
14:15 20/09/2019
Di tích lịch sử - văn hóa vùng ven thành phố Hội An là một bộ phận liên hoàn, gắn kết với khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ, mang những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá cùng đời sống văn hóa phong phú của cư dân. Phát huy giá trị di tích vùng ven kết hợp với phát triển kinh tế du lịch là hướng khai thác cần tăng cường và mở rộng…
15:21 15/02/2019
Tết Nguyên Tiêu được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm là ngày lễ, Tết mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với cộng đồng cư dân Hội An. Đây vừa là dịp để bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền hiền, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, vừa được xem là ngày “Thiên quan tứ phước” - ngày mà các quan nhà trời ban phước lành cho mọi sinh linh trên thế gian. Vì vậy, người dân ở Hội An thường tổ chức cúng tế, cầu an, giải hạn và trang hoàng nhà cửa, phố phường rực rỡ trong dịp này.
09:30 06/08/2018
Cách TP. Hội An 15km về phía đông, Cù Lao Chàm là nơi cư ngụ của khoảng 610 hộ dân mà điều đặc biệt là khi hỏi bất kì ai về túi nilon, bạn sẽ nhận được những cái lắc đầu. Nơi mà từ bến tàu, âu thuyền đến những bãi tắm đông đúc người vẫn sạch bóng, chỉ có cát trắng biển xanh đêm ngày. Nơi mà mỗi ngư dân, cư dân của đảo đều là những nhà bảo tồn, dù không chuyên nhưng mỗi ngày họ bảo vệ từng con cua, tổ yến đến rạn san hô bằng cả tấm lòng.
16:31 07/12/2017
Kể từ khi đô thị cổ Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy chính quyền các cấp trong việc quản lý di sản, công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản luôn có sự chung tay, góp sức của cộng đồng cư dân địa phương.
08:04 10/02/2017
Tết Nguyên Tiêu được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm là ngày lễ, Tết mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với cộng đồng cư dân Hội An. Đây vừa là dịp để bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền hiền, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, vừa được xem là ngày “Thiên quan tứ phước” - ngày mà các quan nhà trời ban phước lành cho mọi sinh linh trên thế gian. Vì vậy, người dân ở Hội An luôn tổ chức cúng tế, cầu an, giải hạn, trang hoàng nhà cửa và phố phường rực rỡ trong dịp này.
14:00 04/11/2016
Trong suốt diễn trình đô thị hóa toàn cầu, nơi nào cũng vậy, từ những khu vực nông thôn với cư dân thuần nông nghiệp, do nhu cầu trao đổi hàng hóa - lập tức người buôn bán (hay thương nhân) có mặt. Thời sơ khai, nghề buôn mang tính cá biệt, đơn lẻ, về sau hình thành nên một tầng lớp hoạt động phi nông nghiệp và chuyên môn “buôn có bạn, bán có phường”. Khu vực buôn bán hình thành - thường là những nơi trên bến dưới thuyền, những nơi đô hội, người dân đến hẹn lại về tụ hội - những nơi thuận lợi giao thương ấy hình thành nên những thị tứ, thị trấn với các chợ, các cửa hàng, cửa hiệu mọc lên rồi qua thời gian con người dựng nên phố xá…
15:54 17/10/2016
Thành phố Hội An từ lâu đã có mối quan hệ ngoại giao, kết nghĩa với nhiều thành phố ở Nhật Bản. Trong quá trình giao thương trước đây, các cư dân Nhật Bản đã để lại nhiều dấu tích vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại Hội An, minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị, đầy nghĩa tình giữa hai vùng đất.
08:24 01/07/2016
Sự kiện “Biển xanh quyến rũ” khởi động các hoạt động thể thao, quảng bá và kích cầu du lịch biển Hội An đã và đang diễn ra sôi động, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Chương trình diễn ra nhiều hoạt động thi đấu, giao lưu thể dục thể thao trên biển giữa cư dân địa phương và du khách như: bóng chuyền bãi biển, bóng đá mi ni (nữ), kéo co dưới nước, nhảy bao bố trên cát, bơi đua thúng chai (nữ), lắc thúng chai (đơn và đôi nam)… Địa điểm diễn ra các hoạt động tập trung chủ yếu tại bãi biển An Bàng từng được du khách quốc tế bình chọn vào top 50 bãi biển đẹp nhất thế giới, top 25 bãi biển đẹp nhất Châu Á và tại Bãi Ông (Cù Lao Chàm – Khu dự trữ sinh quyển thế giới), đoạn sông Cổ Cò khu vực Cửa Đại – Hội An.
08:35 11/02/2016
Không chỉ là vật trang trí, mắt cửa ở các nhà cổ Hội An còn biểu thị cho nét văn hóa tâm linh từ xa xưa của cư dân Phố Hội.