Đến Hội An, du khách không thể bỏ qua tuyến phố Nguyễn Thái Học nằm trên địa bàn phường Minh An. Tại đây, du khách sẽ có dịp tham quan xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An, bảo tàng văn hóa dân gian Hội An, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Diệp Đồng Nguyên.
Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An. Với người dân nơi đây nói riêng và du khách nói chung, con sông này như biểu tượng không thể tách rời của phố cổ. Không chỉ vậy, dòng sông nhỏ hiền hòa này còn gắn liền với cuộc sống mưu sinh của dân cư phố Hội. Nghề chính của họ là chèo thuyền, đưa khách du lịch tham quan. Thời điểm phố cổ vươn mình thức dậy, chuẩn bị một ngày dài náo nhiệt là một khoảnh khắc không nên bỏ lỡ. "Sẽ rất tuyệt vời nếu buổi sáng ấy trời đẹp, với một chút nắng sớm, những người phụ nữ đội nón lá, tất bật với gánh hàng rong, xe đạp đi ngang qua phố, những ngôi nhà cổ cửa vẫn đóng, không hàng quán, không đông người... một khung cảnh bình dị vô cùng", Liyin nhận xét.Khi ngồi trên xe buýt từ Huế đến Hội An, Liyin cảm thấy thú vị với cách mà người dân địa phương bịt kín khuôn mặt của mình với tất cả các loại mặt nạ bằng vải khi họ đi bộ trên đường phố hoặc ngồi trên xe gắn máy. Sau khoảng hai giờ, cô đã hoàn thành bản phác thảo này.
Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội. Năm 2013, Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận cao lầu Hội An là một trong 10 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á. Trong chuyến nghỉ dưỡng tại phố cổ Hội An, Liyin đã được thưởng thức món đặc sản nổi tiếng này. Cô cũng cảm thấy rất tiếc vì kỳ nghỉ của cô quá ngắn, không đủ để có khám phá thêm về các vùng đất và con người Việt Nam. Do đó, khi có cơ hội, Liyin sẽ tiếp tục chọn Việt Nam để đi du lịch.Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn