Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới

http://www.hoianworldheritage.org.vn


Hiện vật gốm sứ Chu Đậu khai quật tại Hội An

Từ xa xưa gốm Chu Đậu, Việt Nam đã lừng danh thế giới bởi dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Cũng như kỹ thuật gốm đã đạt đến trình độ phát triển cao “Mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. Có thể nói, Chu Đậu là một trong những cái nôi của gốm sứ Việt Nam, phát triển rực rỡ ở thế kỉ 15, 16.
Tại Hội An, trong quá trình giao thương buôn bán, đã tìm  thấy rất nhiều hiện vật gốm sứ Chu Đậu. Các hiện vật được khai quật trên tàu đắm ở Cù Lao Chàm từ tháng 5/1997- 6/1999. Con tàu khi khai quật có chiều dài 29,4m và chiều rộng 7,2m, nằm dưới độ sâu 70-72m, chở gốm sứ có nguồn gốc từ các lò gốm nổi tiếng của Việt Nam và gốm sứ Chu Đậu, Hải Dương. Với số lượng khai quật lên đến 250.000 hiện vật, là minh chứng phong phú, sinh động phản ánh lịch sử phát triển của kỹ thuật gốm sứ Việt Nam và cũng là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của thương cảng quốc tế Hội An bấy giờ.
SA HUYNH 1 768x428
 
Phần lớn những hiện vật này được lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Nam từ năm 2013. Mới đây, bảo tàng tỉnh đã chuyển giao hiện vật gốm Chu Đậu về Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An để lưu giữ và phát huy giá trị.Trong số này có 103 hiện vật gốm Chu Đậu, 40 hiện vật vỡ và 3 mảnh vỡ. Hiện vật và mảnh vỡ bao gồm bát, bình, chén, đĩa, hộp, hũ, lọ… , hầu hết có niên đại thế kỷ 15 – 16.
 SA HUYNH 2
Bà Trương Thị Ngọc Cẩm- Giám đốc TTVH, TT&TT-TH Hội An cho biết: “Hiện vật gốm sứ nói riêng hay hiện vật bảo tàng nói chung là cơ sở để chúng ta hiểu biết về lịch sử - văn hóa dân tộc và của Hội An nói riêng. Vì vậy cần tuyên truyền mạnh mẽ, rộng rãi và giới thiệu với du khách và nhân dân để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn, bảo vệ tổ quốc”.
 
Hoàng Hoa tổng hợp