Hội An- Vùng đất tiên phong Du lịch xanh
- Thứ sáu - 01/04/2022 15:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Năm du lịch quốc gia 2022 tại Quảng Nam với thông điệp “Quảng Nam- Điểm đến du lịch xanh” đã thể hiện rõ định hướng phát triển du lịch của Hội An. Vậy du lịch xanh là gì? Cốt lõi cần phải thực hiện những gì?
Cốt lõi của du lịch xanh là hướng tới bảo vệ môi trường, sức khỏe của con người, giảm rác thải độc hại ra môi trường xung quanh. Đó cũng chính là con đường phát triển bền vững, khi mà vì nhu cầu sản xuất, phát triển công nghiệp …đã khiến môi trường bị áp lực nặng nề từ rác và khí thải độc hại. Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nặng, băng tan do hiện tượng nóng lên toàn cầu, đại dịch hoành hành… “Cái chết” như bóng đêm bao phủ lấy nhân loại nếu như không tiến hành những giải pháp xanh để cứu lấy hành tinh này.
Và tình hình thực tế tại Hội An trong những đợt cao điểm khách đến du lịch thời gian trước, đặc biệt tại khu phố cổ, thành phố du lịch ngập trong rác thải.
Hội An hoàn toàn có thể sẽ trở thành một điểm đến Du lịch xanh trong tương lai.
Hội An là địa phương đầu tiên được tỉnh chọn xây dựng mô hình du lịch xanh theo Bộ tiêu chí du lịch xanh, làm cơ sở cho nhiều nơi khác học tập và nhân rộng.
Bởi Hội An đang định hướng phát triển du lịch xanh dựa trên ba nền tảng: Kiên trì bảo tồn, bồi đắp di sản văn hóa, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, nỗ lực bảo vệ môi trường; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ du lịch cho cộng đồng; là một điểm đến chất lượng cao, đảm bảo các giá trị lâu dài đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
Ngoài khu phố cổ, Hội An có những điểm đến xanh như khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm, các bãi biển hoang sơ đã nhiều năm được bình chọn là bãi biển đẹp nhất châu Á, khu du lịch rừng ngập mặn dừa Bảy mẫu và không gian du lịch sinh thái vùng sông nước ở Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Thanh Hà.
Hội An còn phát triển loại hình du lịch cộng đồng với các làng quê sinh thái, làng nghề truyền thống, kết hợp du lịch nông nghiệp như làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng chài Cẩm An ven biển…
“Du lịch xanh Hội An sẽ làm đa dạng các loại hình du lịch Quảng Nam cùng với du lịch văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn” (Phùng Tấn Đông).
Ông Võ Phùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam chia sẻ “Có thể nói đây là kế hoạch đầu tiên của cả nước và rất may mắn khi chọn Hội AN làm thí điểm. Khi đặt vấn đề du lịch xanh thì vô cùng phù hợp với bối cảnh hiện nay, tức là hậu Covid-19. Du khách, người dân đều trông mong những sản phẩm du lịch bền vững, thân thiện, an toàn”.
Đặc biệt, sự kết hợp của du khách và người dân địa phương là điều rất quan trọng để tạo nên một điểm đến du lịch xanh.
Là du khách, khi đến Hội An, bạn có nghĩ mình sẽ lên đường với chiếc balo chứa một bình nước cá nhân, một túi vải, muỗng, thìa, ống hút bằng inox…? Bạn có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm có thể tái sử dụng, để bắt đầu cho chuyến đi Du lịch xanh của mình tại đây.
Các khách sạn, nhà hàng, shop bán hàng ở Hội An bắt tay vào lựa chọn những sản phẩm, giải pháp hướng tới sự thân thiện, an toàn với môi trường. Tại đảo Cù Lao Chàm, từ lâu người dân đã không còn sử dụng túi nilon, thay vào đó họ sách giỏ đi chợ, sử dụng các sản phẩm giấy báo, đồ hộp tái sử dụng nhiều lần để mang đi…
Nằm trong chương trình hành động của Năm du lịch quốc gia- Quảng Nma 2022, Bộ tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam được xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình du lịch bền vững Thụy Sĩ (SSTP), tham khảo tiêu chí của 25 bộ tiêu chí quốc tế và điều chỉnh để phù hợp thực tiễn của địa phương. Bộ tiêu chí gồm 6 lĩnh vực cho các loại hình: khách sạn, homestay, khu nghỉ dưỡng sinh thái, điểm du lịch dựa vào cộng đồng, lữ hành và điểm tham quan.
Chúng tôi hy vọng, bạn hãy chỉ lấy đi những bức ảnh đẹp và để lại dấu chân trên vùng đất bình yên này thôi. Và hãy hành động để đem lại MÀU XANH cho Di sản văn hóa thế giới Hội An.
Và tình hình thực tế tại Hội An trong những đợt cao điểm khách đến du lịch thời gian trước, đặc biệt tại khu phố cổ, thành phố du lịch ngập trong rác thải.
Hội An là địa phương đầu tiên được tỉnh chọn xây dựng mô hình du lịch xanh theo Bộ tiêu chí du lịch xanh, làm cơ sở cho nhiều nơi khác học tập và nhân rộng.
Bởi Hội An đang định hướng phát triển du lịch xanh dựa trên ba nền tảng: Kiên trì bảo tồn, bồi đắp di sản văn hóa, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, nỗ lực bảo vệ môi trường; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ du lịch cho cộng đồng; là một điểm đến chất lượng cao, đảm bảo các giá trị lâu dài đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
Ngoài khu phố cổ, Hội An có những điểm đến xanh như khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm, các bãi biển hoang sơ đã nhiều năm được bình chọn là bãi biển đẹp nhất châu Á, khu du lịch rừng ngập mặn dừa Bảy mẫu và không gian du lịch sinh thái vùng sông nước ở Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Thanh Hà.
Hội An còn phát triển loại hình du lịch cộng đồng với các làng quê sinh thái, làng nghề truyền thống, kết hợp du lịch nông nghiệp như làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng chài Cẩm An ven biển…
“Du lịch xanh Hội An sẽ làm đa dạng các loại hình du lịch Quảng Nam cùng với du lịch văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn” (Phùng Tấn Đông).
Ông Võ Phùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam chia sẻ “Có thể nói đây là kế hoạch đầu tiên của cả nước và rất may mắn khi chọn Hội AN làm thí điểm. Khi đặt vấn đề du lịch xanh thì vô cùng phù hợp với bối cảnh hiện nay, tức là hậu Covid-19. Du khách, người dân đều trông mong những sản phẩm du lịch bền vững, thân thiện, an toàn”.
Đặc biệt, sự kết hợp của du khách và người dân địa phương là điều rất quan trọng để tạo nên một điểm đến du lịch xanh.
Là du khách, khi đến Hội An, bạn có nghĩ mình sẽ lên đường với chiếc balo chứa một bình nước cá nhân, một túi vải, muỗng, thìa, ống hút bằng inox…? Bạn có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm có thể tái sử dụng, để bắt đầu cho chuyến đi Du lịch xanh của mình tại đây.
Các khách sạn, nhà hàng, shop bán hàng ở Hội An bắt tay vào lựa chọn những sản phẩm, giải pháp hướng tới sự thân thiện, an toàn với môi trường. Tại đảo Cù Lao Chàm, từ lâu người dân đã không còn sử dụng túi nilon, thay vào đó họ sách giỏ đi chợ, sử dụng các sản phẩm giấy báo, đồ hộp tái sử dụng nhiều lần để mang đi…
Chúng tôi hy vọng, bạn hãy chỉ lấy đi những bức ảnh đẹp và để lại dấu chân trên vùng đất bình yên này thôi. Và hãy hành động để đem lại MÀU XANH cho Di sản văn hóa thế giới Hội An.