Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới

http://www.hoianworldheritage.org.vn


Giàu lên nhờ nghề gốm truyền thống

Nhờ phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề mà người dân làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) tạo được công ăn việc làm ổn định. Lao động đi làm ăn xa cũng trở về, làm giàu trên chính quê hương mình.

Coi trọng việc truyền nghề

Khấu Nam Diêu (khu sản xuất gốm cổ) là khấu duy nhất trong phường Thanh Hà (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) có nghề làm gốm cổ truyền. Nghề làm gốm ở đây có lịch sử hơn 500 năm. Sau một thời kỳ dài hình thành và phát triển, làng nghề nhiều phen suy thịnh theo thời gian. Giờ đây nhờ làm tốt công tác quản lý mà làng gốm đã phát triển, làng quê Thanh Hà cũng được đổi thay.

dsc 0528

Anh Nguyễn Văn Hoàng mới 36 tuổi nhưng đã là lao động loại B với hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề gốm. Ảnh: Minh Minh.

Ông Nguyễn Hào – Trưởng ban Kinh tế phường Thanh Hà cho biết, toàn phường có hơn 20% lao động làm nghề nông nghiệp, hơn 30% làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Riêng khấu Nam Diêu có tới hơn 50% lao động theo nghề làm gốm, dịch vụ.

“Trước đây vì kinh tế khó khăn nên lao động trong khấu chủ yếu đi vào Sài Gòn, Bình Dương làm công nhân và chỉ số ít người già trẻ nhỏ ở lại làng nghề. Thế nhưng hơn chục năm trở lại đây, kể từ khi Hội An được công nhận là di sản thế giới, làng gốm Thanh Hà cũng được công nhận là di sản thì mọi thứ đã đổi thay.

  “Từ chỗ chỉ có 21 lao động với 6 cơ sở sản xuất gốm, nay làng gốm Nam Diêu (Thanh Hà) đã có 73 lao động làm nghềthuộc 30 hộ cơ sở sản xuất gốm và kinh doanh du lịch” -Ông Nguyễn Hào – Phó Trưởng ban Kinh tế phường Thanh Hà (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam).  

Anh Nguyễn Viết Sơn (45 tuổi) thành viên trong xưởng sản xuất gốm Linh Thúy cho biết, nghề làm gốm được các thế hệ trong dòng họ Nguyễn truyền lại qua nhiều đời. Theo kể lại, thì đến đời anh đã được 8 - 9 đời. Trước đây, con cháu trong nhà đi làm ăn xa nhiều, chỉ có bà nội anh là nghệ nhân Nguyễn Thị Được làm gốm. Nhưng từ ngày có chủ trương phát triển làng nghề gắn với du lịch, con cháu trong nhà đi làm ăn xa đã trở về quê làm nghề.

“Không chỉ sản xuất gốm, cơ sở của gia đình tôi còn được hỗ trợ để xây dựng cơ sở du lịch, gắn với bảo tồn nghề truyền thống của ông cha. Hiện nay, bố mẹ, anh em, và cả các con tôi đều gắn bó với nghề sản xuất gốm. Bố mẹ thì trực tiếp sản xuất, tôi và các con thì trực tiếp bán sản phẩm gốm cho khách nước ngoài” – anh Sơn kể.

Ông Nguyễn Lành – nghệ nhân cao tuổi nhất ở làng gốm cho biết, nghề gốm Thanh Hà vẫn còn được tồn tại và phát triển như ngày nay là bởi các thế hệ ông cha đi trước rất coi trọng việc truyền nghề cho con cháu. Hầu như gia đình nào cũng phải có một hai người theo nghề làm gốm.

Thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng

Hiện nay để duy trì, phát triển nghề làm gốm, phường Thanh Hà không chỉ đôn đốc lớp nghệ nhân truyền nghề cho con cháu mà còn thực hiện mở các lớp dạy nghề. Định kỳ mỗi năm mở 1 - 2 lớp dạy nghề cho lao động trẻ, nhằm bảo tồn phát huy nghề làm gốm truyền thống.

Quang Nam Giau len nho nghe gom truyen thong 2

Nghệ nhân Nguyễn Lành thực hiện khâu chút gốm cổ. Ảnh: Minh Minh

Ông Nguyễn Hào cho biết, hiện nay lao động trẻ học nghề được đài thọ 100% tiền chi phí ăn học. Ngoài ra với những lao động ra nghề, làm nghề, gắn bó lâu năm với làng nghề còn được hỗ trợ một khoản tiền tương đương với một khoản tiền lương để làm nghề.

Cụ thể tùy từng bậc xếp loại, lao động sẽ được nhận một khoản tiền hỗ trợ tương đương với một khoản lương để sống, làm nghề. Ví dụ, với lao động loại A, tương đương với lao động cấp bậc nghệ nhân (có thời gian gắn bó trên 30 năm) thì sẽ được thành phố hỗ trợ mức tiền là trên 9 triệu đồng người/tháng.

Với lao động loại B, tức lao động lành nghề, có thời gian làm việc từ dưới 30 năm thì sẽ được nhận được mức tiền hỗ trợ là 6 triệu đồng/người/tháng. Còn với những lao động vừa mới làm nghề, đang học việc trong thời gian từ 1 năm trở lên thì có thể nhận mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ này có thể tăng lên nếu nguồn thu từ du lịch ở địa phương tăng lên.

Bên cạnh đó, ngoài tiền hỗ trợ từ làng nghề, cáclaođộng, hộ giađìnhcòn có tiền kinh doanh từ việc sản xuất trực tiếp sản phẩm. Với những lao động loại B thì tổng thu nhập (tiền hỗ trợ làng nghề và việc kinh doanh sản xuất gốm) có thể lên tới 10 - 15 triệu đồng/tháng.

Anh Nguyễn Văn Hoàng (30 tuổi), người có 20 năm kinh nghiệm trong nghề làm gốm chia sẻ, nhờ địa phương có chủ chương xây dựng làng nghề gắn với phát triển du lịch mà giờ đây anh được tạo công ăn việc làm. Hiện nay, ngoài khoản tiền được hỗ trợ 5 triệu đồng/ tháng, anh Hoàng còn có thêm thu nhập từ công việc sản xuất và kinh doanh gốm.

"Với tôi, cóđược10 - 14 triệu đồng/tháng là khoản thu nhập rất cao. Với từng ấy tiền tôi có thể nuôi sống cả gia đình và cho con cái đến lớp đi học, cuộc sống gia đình vì thế cũng khấm khá hơn trước rất nhiều” – anh Hoàng tâm sự.

Theo Minh Minh/Thời báo tài chính Việt Nam